Hợp Đồng Ủy Thác Mua Bán Hàng Hóa, Just A Moment

-

Hiện nay, hình thức ủy thác nhập khẩu được các cá nhân, công ty, doanh nghiệp sử dụng phổ biến để khắc phục việc không có tư cách nhập khẩu hay các vấn đề khác. Các bên sẽ lựa chọn ký kết hợp đồng ủy thác để thỏa thuận với nhau về cách điều khoản, điều kiện liên quan. Bài viết của Nhựa Sài Gòn dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản liên quan đến hợp đồng ủy thác nhập khẩu.

Bạn đang xem: Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa


Tóm tắt nội dung

5 Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác6 Những điều cần lưu ý về yêu cầu của hợp đồng ủy thác

Hợp đồng ủy thác nhập khẩu là gì?

Theo điều 155 Luật thương mại 2005 chỉ ra: Bản chất của ủy thác nhập khẩu là việc ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều khoản, điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao từ bên ủy thác.

Từ đó có thể nói hợp đồng ủy thác nhập khẩu là một dạng hợp đồng trong đó bên ủy thác sẽ giao một phần hoặc toàn bộ hạng mục công việc cho bên nhận ủy thác. Nhiệm vụ của bên nhận ủy thác là đưa một hoặc một số loại hàng hóa từ nước ngoài hoặc khu vực hải quan riêng vào lãnh thổ Việt Nam.

*
Hợp đồng ủy thác là gì?

Mục đích của hợp đồng uỷ thác

Hợp đồng ủy thác thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa
Hợp đồng ủy thác nhập khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu
Hợp đồng ủy thác đầu tưHợp đồng ủy thác quản lý dự ánHợp đồng ủy thác gia công
Hợp đồng ủy thác thanh toánHợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoánHợp đồng ủy thác quản lý, ủy thác quản lý vốn

Rủi ro từ hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu là gì?

Rủi ro từ hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu thường là do các bên không thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng hoặc không phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam. Một số vấn đề xảy ra như:

Các bên thực hiện hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu chỉ thỏa thuận bằng miệng chứ không lập hợp đồng bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu được ký kết bởi những người không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Trong hợp đồng ủy thác không ghi rõ trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả rủi ro xảy ra, thời gian và hình thức bồi thường nên khi xảy ra thiệt hại các bên không thống nhất được cách xử lý.Rủi ro mà bên ủy thác phải chịu có thể là từ thông tin sai lệch về nhà cung cấp và sản phẩm nhập khẩu hoặc sự thông đồng giữa bên nhận ủy thác và nhà xuất khẩu.

*

Nội dung cần có trong hợp đồng ủy thác nhập khẩu là gì?

Hợp đồng ủy thác nhập khẩu gồm có những nội dung chính như sau:

Đối tượng của hợp đồng
Giá cả hàng hóa
Quy cách và chất lượng hàng nhập khẩu
Thù lao ủy thác
Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán
Quyền và nghĩa cụ của các bên
Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng ủy thác nhập khẩu cần phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như telex, fax, điện báo, thông điệp dữ liệu…

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác và bên nhận ủy thác

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác

Nghĩa vụ của bên ủy thác:

Cung cấp các thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác
Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác Thanh toán tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận
Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân lại do bên ủy thác gây ra hoặc do 2 bên cố ý làm trái pháp luật

Quyền của bên ủy thác:

Yêu cầu bên nhận ủy thác phải thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng ủy thác
Không chịu trách nhiệm khi bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật 

*

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác

Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác:

Thực hiện nghĩa vụ mua bán hàng hóa theo như thỏa thuận
Thông báo các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng cho bên ủy thác
Thực hiện các chỉ dẫn như đã thỏa thuận từ bên ủy thác
Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện đúng hợp đồng ủy thác
Giữ bí mật các thông tin có liên quan tới việc thực hiện hợp đồng ủy thác
Giao hàng đúng theo thỏa thuận
Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi đó do một phần do lỗi của bên nhận ủy thác gây ra

Quyền của bên nhận ủy thác:

Yêu cầu bên ủy thác cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác
Nhận thù lao và các chi phí khác
Không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi đã bàn giao đúng cho bên ủy thác

*

Những điều cần lưu ý về yêu cầu của hợp đồng ủy thác

Phạm vi hoạt động ủy thác

Ủy thác và nhận ủy thác những hàng hóa không thuộc diện Nhà nước cấm kinh doanh, buôn bán
Bên ủy thác chỉ được ủy thác những hàng hóa nằm trong phạm vi kinh doanh đã được quy định trong giấy phép kinh doanh

Chủ thể của hợp đồng ủy thác 

Bên nhận ủy thác là thương nhân kinh doanh những mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện điều khoản đã thỏa thuận với bên ủy thác.Bên ủy thác là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của bên ủy thác và phải trả thù lao ủy thác.

Điều kiện để hợp đồng ủy thác có hiệu lực

Chủ thể của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có năng lực pháp luật dân sự, năng lực dân sự phù hợp
Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng, trung thực và thiện chí
Mục đích và nội dùng trong hợp đồng không vi phạm pháp luật và không làm trái đạo đức xã hội

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng ủy thác mà Nhựa Sài Gòn muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng sẽ hữu ích dành cho bạn!

Để quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa diễn ra an toàn, nhanh chóng thì lựa chọn pallet nhựa là một điều cần thiết. Nhờ có pallet nhựa mà hàng hóa luôn được an toàn, bảo vệ tốt nhất. Liên hệ với Nhựa Sài Gòn để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Ủy thác mua bán hàng hóa là một khái niệm được quy định cụ thể trong luật thương mại.

*


Khái niệm ủy thác mua bán hàng hóa:

Theo quy tại Điều 155 Luật thương mại 2005 quy định về ủy thác mua bán hàng hóa như sau: “Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.”

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hoá

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác đối với bên ủy thác

Theo quy định tại Điều 164 Luật thương mại 2005 quy định về quyền của bên nhận ủy thác như sau

“Điều 164. Quyền của bên nhận uỷ thác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

2. Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;

3. Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.”

Theo quy định tại Điều 165 Luật thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của bên nhận ủy thác như sau

Điều 165. Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;

2. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

3. Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;

4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;

5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.”

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác đối với bên nhận ủy thác

+ Nghĩa vụ của bên ủy thác: Theo quy định tại Điều 163 Luật thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của bên ủy thác như sau

Bên ủy thác có các nghĩa vụ sau, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác:

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác, kịp thời đưa ra các chỉ dẫn cụ thể phù hợp vói hợp đồng ủy thác để bên nhận ủy thác thực hiện công việc ủy thác;

– Thanh toán cho bên nhận ủy thác thù lao ủy thác và các chi phỉ hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;

– Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác;

– Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Xem thêm:

+ Quyền của bên ủy thác: Theo quy định tại Điều 162 Luật thương mại 2005 quy định về quyền của bên ủy thác như sau:

Bên ủy thác có các quyền sau, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác:

– Yêu cầu bên nhận ủy thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng ủy thác;

– Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Đặc điểm của ủy thác mua bán hàng

Thứ nhất, quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác.

♦ Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. (Điều 156 Luật thương mại 2005)

♦ Bên ủy thác là bên giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và không nhất thiết phải có tư cách thương nhân.

♦ Quan hệ ủy thác có thể bao gồm:

– Ủy thác mua;

– Ủy thác bán hàng hóa.

Thứ hai, nội dung của hoạt động ủy này, bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó cho bên thứ ba.

Thứ ba, quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa phát sinh khi các bên xác lập hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.

♦ Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. (Điều 159 Luật thương mại 2005)

♦ Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về quy định về ủy thác mua bán hàng hóa theo quy định của Luật thương mại 2005. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.