CÁCH GẮN CAMERA LÊN MŨ BẢO HIỂM 2022, CÁCH GẮN CAMERA VÀO MŨ BẢO HIỂM
Chào các bạn! Dạo này mát trời AD rảnh rỗi viết bài chia sẻ đôi chút kinh nghiệm về phượt cho các bạn nhé. Như tiêu đề ở trên, AD sẽ chia sẻ cho các bạn 10 vị trí thích hợp để gắn camera hành trình và những ưu nhược điểm của nó. Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có thêm được kinh nghiệm cho mình nhé!

AD sẽ chia các vị trí gắn camera hành trình thành 3 nhóm theo cách gắn là gắn vào mũ bảo hiểm, gắn trực tiếp vào cơ thể và gắn vào phương tiện di chuyển (xe máy, xe đạp..v..v.)
1. Gắn vào mũ bảo hiểm
Với kiểu gắn vào mũ bảo hiểm, chúng ta sẽ có 3 cách gắn camera SJCAM hoặc Xiaomi như sau:
Gắn vào đỉnh mũ bảo hiểm
- Ưu điểm: Quay được các góc quay đẹp, cảnh vật xung quanh, các cảnh mà bạn đi qua trên cung đường phượt của mình.
Bạn đang xem: Cách gắn camera lên mũ bảo hiểm
- Nhược điểm: Lên phim thì sẽ thiếu đi sức hấp dẫn vì thiếu đi 1 phần đầu xe máy hoặc mũ bảo hiểm. Bạn cũng sẽ thấy hơi nặng đầu nhé.
AD sẽ bật mí cho các bạn cách khắc phục đó chính là bạn chỉ cần gắn thêm phụ kiện xương tay đòn của camera hành trình vào. Phụ kiện này sẽ giúp cho bạn cảm thấy “nhẹ đầu” hơn rất nhiều.
Gắn vào 2 bên hông mũ bảo hiểm
- Ưu điểm: Cách gắn này khắc phục được nhược điểm của gắn vào đỉnh mũ bảo hiểm, có nghĩa là trong góc quay của bạn sẽ xuất hiện thêm 1 phần mũ bào hiểm, tăng thêm tính hấp dẫn khi trong các cảnh quay đều xuất hiện chiếc mũ bảo hiểm – vật biểu tượng cho dân phượt tụi mình. Cách gắn này các bạn cũng có thể quay được các cảnh vật trên cung đường phượt, nhưng chắc chắn sẽ không hoàn toàn như cách gắn trên đỉnh nhé!
- Nhược điểm: Nhược điểm sẽ bị lộ ra khi bạn đeo và đi trên một đoạn đường dài. Khi đó 2 bên nón bảo hiểm của bạn sẽ bị chênh lệch về trọng lượng vì 1 bên được gắn thêm chiếc camera hành trình, còn bên còn lại thì không, sẽ khiến bạn bị mỏi cổ nhé!
Gắn vào cằm mũ bảo hiểm (đối với các loại mũ full face nha!)

- Ưu điểm: Các bạn sẽ quay được một phần đầu của xe máy (xe đạp). Cảnh quay của bạn sẽ thêm phần sinh động hơn đấy :D
- Nhược điểm: Khi gắn vào cằm, chúng ta cũng sẽ dễ bị mỏi cổ hơn do có chiếc camera hành trình gắn vào. Do đó, các bạn hãy cân nhắc gắn camera khi đi những cung đường phượt không quá dài nhé!
2. Gắn vào người
Với cách gắn vào người, chúng ta sẽ có tới 5 kiểu gắn như sau:
Gắn vào đầu
- Ưu điểm: đây là cách gắn rất thích hợp cho các bạn khi không đi phượt bằng xe máy như là đi xe đạp hoặc trecking, đi bộ ngắm cảnh. Góc quay này rất đẹp, lấy được toàn cảnh vật xung quanh bạn.
- Nhược điểm: cũng như gắn vào mũ bảo hiểm, khi các bạn đeo gì lên đầu mình trong 1 thời gian dài thì nó sẽ hơi vất vả cho cổ mình nha ! AD có đo được trọng lượng trung bình của 3 mẫu camera Sjcam, Gopro, Xiaomi là tầm 0.2kg luôn nha!
Gắn vào vai
- Ưu điểm: đây là cách gắn phù hợp cho tất cả các hoạt động như đi phượt bằng xe, đi xe đạp, trecking hay thậm chí là đi dạo. Kiểu gắn camera hành trình này cũng sẽ cho ra góc quay cực kì sinh động khi có 1 phần chiếc xe máy/xe đạp của mình đó!
- Nhược điểm: có một số bạn khi đi phượt lâu sẽ dẫn đến tình trạng 2 vai thì 1 vai bị nghiêng, camera hành trình bị nghiêng do đó khung hình khi quay cũng sẽ bị nghiêng theo, làm giảm độ đẹp của khung hình.
Gắn vào ngực
- Ưu điểm: các bạn sẽ dễ dàng quay được các cảnh quay sinh động như gắn camera vào cằm nón bảo hiểm. View đẹp, thấy được nhiều cảnh trên đường đi.
- Nhược điểm: Đối với các bạn đi phượt đường dài, thì khi ngồi lâu chắc hẳn ai cũng rất mỏi lưng và có xu hướng ngồi khom xuống. Khi đó view mà camera hành trình ghi lại được chắc chắn là bị phần đầu xe che hết, nên các bạn phải ngồi thẳng :D
Gắn vào cổ tay
- Ưu điểm: Góc quay cực kỳ đẹp, rất thích hợp đối với các bạn đi xe đạp.
- Nhược điểm: Nếu bạn đi xe máy thì sẽ hơi rắc rối một chút bởi vì sẽ gây hiện tượng rung camera vì tay chúng ta tiếp xúc trực tiếp với xe. Nếu xe đi trên đường gồ ghề thì sẽ rất bất tiện.
Gắn vào lưng thú cưng
- Ưu điểm: các cảnh quay sẽ cực kỳ sinh động vì có sự góp mặt của thú cưng của mình. Chắc chắn sẽ nhận được rất nhiều lượt like, thả tim nhé!
- Nhược điểm: vì gắn lên lưng thú cưng, nên các bạn không thể điều khiển chúng theo ý muốn của mình, nên khi áp dụng cách này thì bạn phải cực kỳ kiên nhẫn nha!
3. Gắn vào phương tiện di chuyển
Với kiểu gắn vào phương tiện di chuyển như xe máy, xe đạp, chúng ta có thêm 2 cách gắn cho bạn tham khảo như sau:
Gắn vào đầu xe máy (ghi đông xe đạp)
- Ưu điểm: với kiểu gắn này, các bạn sẽ có một lợi thế rất lớn là các cảnh quay sẽ rất đẹp, tương tự như gắn vào cổ tay ở trên.
- Nhược điểm: cũng như gắn vào cổ tay, chiếc camera hành trình được gắn liền vào xe, khi đi các đoạn đường bằng phẳng thì sẽ không sao nhưng khi các bạn đi vào các đoạn đường gồ ghề thì hơi khó à nha! Camera sẽ bị rung rất nhiều, còn rung nhiều hơn cả khi gắn vào cổ tay nữa!
Gắn vào càng trước xe đạp

- Ưu điểm: video thu được sẽ có một góc quay cực kỳ độc, rất thích hợp để các bạn đạp xe hoặc đi dạo hoặc chơi xe đạp địa hình.
- Nhược điểm: vì được gắn trực tiếp vào xe nên các bạn canh sao đừng để đi vào những đoạn đường quá gồ ghề nhé!
Với những gợi ý và kinh nghiệm như trên, AD rất hi vọng giúp ích cho các bạn khi lựa chọn cho mình vị trí gắn camera hành trình sao cho phù hợp nhất với “cuộc phiêu lưu” của các bạn.
Bên cạnh đó, nhà AD có rất nhiều mẫu camera hành trình lắm, bạn nào quan tâm thì vào đây để tham khảo nha: Tổng hợp các mẫu camera hành trình tại Linh Kiện Store.Cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng Linh Kiện Store!
Cách Gắn Camera Vào Mũ Bảo Hiểm
Khi sử dụng camera hành động, hành trình xe máy, thì gắn vào mũ ( nón) bảo hiểm là 01 vị trí phổ biến và được sử dụng nhiều nhất.Và ngày hôm nay, hãy cùng Sống Channel tổng hợp lại những vị trí và cách gắn camera lên từng vị trí trên mũ bảo hiểm nhé.
I.Ưu nhược điểm của việc gắn camera hành trình lên mũ bảo hiểm
1. Ưu điểmViệc gắn camera lên mũ ( nón) bảo hiểm sẽ giúp góc quay của camera khi đi xe máy, moto được cao hơn, đồng thời cũng giúp góc quay linh hoạt hơn vì đầu chúng ta có thể quay các hướng khác nhau.
Một ưu điểm nữa khiến anh em thích gắn lên mũ bảo hiểm, đó chính là khi gắn cam lên mũ và chạy xe ở tốc độ cao hay đường gồ ghề, cổ của chúng ta sẽ chống rung bớt một phần, khiến cho những thước phim quay ra sẽ đỡ rung lắc hơn, mượt mà hơn gắn trên đầu xe máy.
Xem thêm: Nước Chấm Thịt Nướng Hàn Quốc Mua Ở Đâu, Tương Chấm Thịt Nướng Hàn Quốc
Một điểm nữa, đó chính là gắn lên mũ trông khá là ngầu, đồng thời tiện lợi trong việc bảo quản, mang cất camera, tránh trường hợp quên camera hành trình trên xe.

2. Nhược điểm
Vị trí gắn camera trên mũ bảo hiểm sẽ khiến cho chúng ta khó thao tác trên camera và đôi khi trong hành trình di chuyển có đoạn nào cảnh đẹp, ấn quay phim còn không biết camera đã quay hay chưa. Để khắc phục nhược điểm này, thì chúng ta có thể sử dụng thêm remote đeo tay. Lúc này, chúng ta sẽ điều khiển quay, chụp trên remote ( điều khiển) và đèn tín hiệu trên remote cũng sẽ báo tình trạng của camera đang quay hay không.Không căn chỉnh được góc quay.
Chắc anh em cũng một vài lần gặp phải trường hợp này. Quay phim, về xong xem lại thấy góc quay bị cao quá, hoặc thấp quá. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cũng có thể kết nối điện thoại với camera và căn chỉnh góc quay sao cho ok nhất rồi mới tiến hành di chuyển và quay phim.
Khiến mũ bảo hiểm nặng hơn, hoặc mất cân đối mũ.II. Các vị trí gắn camera hành động lên mũ bảo hiểm
1. Gắn camera vào cằm mũ bảo hiểmĐây là 01 vị trí được nhiều anh em yêu thích gắn lên nhất. Gắn ở vị trí này, camera sẽ nhìn gọn hơn, ngầu hơn và đặc biệt là không khiến chiếc mũ bảo hiểm của chúng ta bị mất cân đối khi đội. Hơn thế nữa, ở vị trí cằm của mũ full face này, chúng ta cũng có thể dễ dàng thao tác trên camera.
Tuy nhiên, vị trí ở cằm mũ lại có biên dạng khá nhọn, khó có thể dán miếng dán và đế cài camera lên đó được. Chính vì vậy, chúng ta có thể sử dụng một trong những cách như sau:
Chế những miếng dán và đế vừa theo biên dạng của cằm mũ rồi tiến hành dán, gắn lên cằm.Dùng thêm vít, vít từ bên trong mũ để bắt vào đế cài camera


2. Gắn camera lên đỉnh của mũ bảo hiểm.
Đây là cách gắn phổ thông và đơn giản nhất. Do hầu như tất cả các loại mũ bảo hiểm đều có đỉnh mũ và đồng thời, vị trí này cho góc quay cao và ít tốn phụ kiện gắn mũ nhất.
Để gắn lên đây, chúng ta chỉ cần 01 miếng dán vs đế ( cái) cài cong, dán lên rồi cài camera lên là xong.

Cách gắn này thường được ít sử dụng hơn. Khi gắn bên hông mũ bảo hiểm, nhiều khi, mũ sẽ bị mất cân đối và bị nặng sang 01 bên, gây khó chịu cho người dùng trong khi đội và lái xe.
Cách gắn này nhiều khi cũng cho ra góc nhìn khá lạ và độc đáo.
Với vị trí này, thường chúng ta cũng sẽ dán miếng dán, đế và sử dụng thêm các khớp chữ L đổi hướng để gắn camera lên.
Trên đây là một số những vị trí và cách gắn camera hành động, hành trình xe máy lên nón ( mũ) bảo hiểm. Hy vọng sẽ giúp được anh em trong quá trình chơi camera.
Comments
comments
This entry was posted in BLOG and tagged Cách Gắn Camera Vào Mũ Bảo Hiểm, gắn camera lên nón bảo hiểm, phụ kiện gắn mũ bảo hiểm, phụ kiện gắn nón.

Nguyễn Trung
Các Lưu Ý Khi Sử Dụng Gimbal Cho Người Mời Bắt Đầu
Top 05 camera hành động tốt nhất 2022.
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *