QUY LUẬT CÁCH GHÉP TỪ TRONG TIẾNG TRUNG ĐÚNG QUY TẮC, HỌC VIẾT CHỮ HÁN

-
Bạn đã biết cấu tạo chữ Hán và các quy luật ghép chữ tiếng Trung như thế nào chưa. Trong bài học hôm nay, Tiếng Trung Ánh Dương sẽ giúp các bạn tìm hiểu cấu tạo chữ Hán và một số quy luật thường gặp trong ghép chữ tiếng Trung nhé

*

 

Tìm hiểu cấu tạo chữ Hán và cách ghép chữ tiếng Trung

 

Đơn vị cấu tạo nên chữ Hán hiện đại gồm có Nét và Bộ thủ, trong đó Nét là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên chữ Hán. Từ lúc đặt bút đến lúc nhấc bút lên được tính là một nét. Có 8 nét cơ bản là Ngang, Sổ, Phẩy, Chấm, Mác, Gập, Móc. Bộ Thủ (còn gọi Thiên Bàng) do nét tạo thành, một bộ thủ thường do hai hay nhiều nét tạo thành. Ví dụ như chữ “字” do bộ thủ Miên “宀” và “Tử 子” tạo thành. Rất ít bộ thủ được tạo nên từ 1 nét, ví dụ như chữ “亿” do bộ thủ nhân đứng “亻” và “乙” tạo thành, trong đó “乙” chỉ được cấu tạo bởi một nét duy nhất.

Bạn đang xem: Cách ghép từ trong tiếng trung

 

 

A, Khái quát về 214 bộ thủ

 

1, Bộ Thủ là gì?

Bộ Thủ là bộ kiện có tác dụng phân loại kiểu chữ, là chữ đầu tiên của các bộ trong từ điển. Theo Khang Hy tự điển (1716), Trung Hoa đại tự điển (1915), và Từ hải (1936) công nhận có 214 bộ thủ. Trong các cuốn từ điển tiếng Trung, chữ Hán thường được quy lại thành từng nhóm theo bộ thủ, thứ tự của các bộ thủ căn cứ vào số nét. Bộ thủ đơn giản nhất chỉ có một nét, bộ thủ phức tạp nhất có 17 nét.

 

2, Tác dụng của bộ thủ trong cấu tạo chữ Hán

Dựa theo bộ thủ chúng ta có thể tra cứu chữ Hán một cách dễ dàng hơn. Việc học 214 bộ thủ giúp người học tiếng Trung dễ dàng ghi nhớ chữ Hán hơn. Hầu hết các bộ thủ đều có tác dụng biểu nghĩa, ví dụ như tất cả những chữ 热 /rè/:nhiệt, nóng , 煎 /jiān/: chiên, rán, 煮 /zhǔ/: nấu, luộc, 焦 /jiāo/: cháy khét, 熬 /áo/: hầm, sắc, 熟 /shú /shóu/: chín, quen thuộc, tất cả những chữ này đều có bộ Hỏa “灬” vậy nên đều có liên quan đến lửa. Tương tự như vậy những chữ có liên quan đến nước sẽ có bộ ba chấm thủy như 泪 /lèi/: nước mắt, 汗 /hàn/: mồ hôi, 河 /hé/: sông , 江 /jiāng/: sông ( lớn hơn 河). Như các bạn đã thấy thì dựa vào bộ thủ chúng ta có thể đoán được chữ Hán này có liên quan đến cái gì. 

 

B, Cấu tạo kết cấu thường gặp của chữ Hán

1, Kết cấu trái phải

Ví dụ chữ 挣 /zhèng/: giãy, quẫy、伟 /wěi/: vĩ trong vĩ đại, to lớn、休 /xiū/: hưu( nghỉ hưu, ngừng, nghỉ)

 

2, Kết cấu trên dưới

Ví dụ chữ 志 /zhì/: chí、苗 /miáo/: mầm, mạ、字 /zì/: tự, chữ、胃 /wèi/: dạ dày, bao tử

 

3, Kết cấu tả trung hữu

Ví dụ như chữ 湖 /hú/: hồ,脚 /jiǎo/: bàn chân,谢 /xiè/: tạ, cảm tạ, cảm ơn

 

4, Kết cấu thượng trung hạ

Ví dụ như chữ 禀 /bǐng/: bẩm, bẩm báo

5, kết cấu bán bao vây

- Bao vây phải trên ⿹ví dụ: 句 /jù/: câu、可 /kě/: khả、司 /sī/: ti、式 /shì/: thức, kiểu thức, cách thức

- Bao vây trái trên ⿸VD: 庙 /miào/: miếu、病 /bìng/: bệnh、房 /fáng/: phòng

- Bao vây trái dưới ⿺VD: 建 /jiàn/: kiến, xây、连 /lián/: ngay cả

- Bao vây thượng tam .⿵VD: 同 /tóng/: cùng, giống、问 /wèn/: hỏi、闹 /nào/: cãi nhau, ồn ào

- Bao vây hạ tam ⿶VD: 击 /

- Bao vây tả tam .⿷VD: 区 /qū/: khu , vùng、巨 /jù/: to lớn, đồ sộ

 

6, kết cấu bao vây hoàn toàn

VD: 团 /tuán/: đoàn、因 /yīn/: nhân, bởi vì, do, 圆 /yuán/: tròn

 

7, kết cấu khảm (vây quanh)

VD: 坐 /zuò/: ngồi、爽 /shuǎng/: sảng khoái, dễ chịu、夹 /jiā/: kẹp, cặp, gắp

 

C, Một số quy luật ghép chữ tiếng Trung và cách dễ ghi nhớ chữ Hán

 

1, Tượng hình

Là cách ghép chữ miêu tả hình dạng của sự vật . Ví dụ :

 

*

Chữ Hán là một dạng chữ tượng hình, thời xa xưa khi con người chưa có chữ viết, họ phải dùng các hình vẽ để tái hiện lại sự vật mà họ nhìn thấy.

2, Chỉ thị 

Là dùng những kí hiệu có tính tượng trưng hoặc trên cơ sở chữ tượng hình chèn thêm kí hiệu gợi ý để biểu thị một từ. Ví dụ như dùng ba nét gạch để biểu thị chữ 三。上 /shàng/:ở trên. lấy nét ngang dài làm mốc, nét ngang ngắn ở trên chỉ một vị trí ở trên, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ dưới lên trên.下 /xià/:ở dưới . nét ngang dài làm mốc, nét ngang nhỏ ở dưới chỉ một vị trí ở dưới, nét sổ chỉ sự vận chuyển từ trên xuống dưới.  本 /běn /:Bản (bổn) : gốc cây .phía dưới chữ mộc thêm một nét ngang biểu thị phần gốc cây. 末 /mò /: ngọn cây . phía trên chữ mộc 木 thêm một nét ngang biểu thị phần ngọn cây.刃 /rèn/: lưỡi dao. Trên chữ 刀 thêm một nét gạch để biểu thị phần lưỡi dao.

Số lượng chữ chỉ thị hiện nay rất ít.

 

3, Hội ý

Dùng hai hay một vài bộ kiện hợp thành một chữ, đem ý nghĩa của các bộ kiện này hợp lại thành nghĩa của từ mới, cách ghép chữ này được gọi là hội ý.Ví dụ:- 森/sēn/: Lâm( rừng). Chữ này gồm 3 chữ木 ghép lại, 3 cái cây ghép lại thành một rừng cây.- 从/cóng/: Tòng( theo, đi theo, từ,...). Chữ này gồm 2 chữ Nhân ghép lại, một người đi theo sau một người.- 泪/lèi/: Lệ( nước mắt). Chữ này gồm bộ ba chấm thủy( biểu thị cho nước) và bộ Mục ( mắt) ghép lại tạo thành, nghĩa là nước chảy từ mắt ra, là nước mắt.- 尘 /chén/: bụi. Chữ này gồm bộ Tiểu( nhỏ) và bộ Thổ (đất) ghép lại tạo thành, đất nhỏ có nghĩa là bụi.

4, Hình thanh

Chữ hình thanh là chữ được tạo thành từ hai bộ phận : bộ phận biểu âm và bộ bộ phận biểu nghĩa. Vị trí của hai bộ phận này không cố định
Ví dụ:Chữ 妈 /Mā/: mẹ=女+马 /mǎ/, Chữ 妈 được tạo nên từ bộ Nữ ở bên trái ( đề chỉ nghĩa, vì mẹ là nữ giới nên có bộ nữ) và chữ Mã ở bên phải ( chữ Mã ở đây đóng vai trò biểu âm , nó tạo nên âm “ma” cho chữ 妈)Chữ 爸 /Bà /: bố= 父+ 巴 /bā/, chữ爸 được tạo nên từ bộ Phụ ở bên trên ( để chỉ nghĩa là cha) và chữ Ba ở bên dưới ( đóng vai trò biểu âm, nó tạo nên âm “ ba” cho chữ 爸)Chữ 期 /qī/: kì= 其 /qí /+月, chữ期 được tạo nên từ chữ 其 ở bên trái( tạo nên âm “ qi”) và bộ Nguyệt ở bên phải.Chữ 勇 /yǒng/: dũng = 甬 /yǒng/+ 力, chữ 勇được tạo nên bởi chữ 甬 /yǒng /ở bên trên ( tạo nên âm “yong” cho chữ 勇)

 

5, Chuyển chú

Là mượn từ chữ có sẵn, đem thay hình đổi dạng thành chữ khác, nhưng có nghĩa gần với chữ có sẵn đó.Ví dụ:- 长 có hai cách đọc :+ /cháng/: Trường: gồm các nghĩa dưới đây:1. dài; dài; xa (không gian); dài; lâu; thọ (thời gian) 2. chiều dài; độ dài; trường độ 3. sở trường 4. giỏi; hay+ /zhǎng/: Trưởng: gồm các nghĩa dưới đây1,lớn; nhiều tuổi 2. cả; trưởng 3. trên; bề trên 4. trưởng; người lãnh đạo; người đứng đầu 5. sinh ra; mọc 6. sinh trưởng; trưởng thành; lớn lên 7. tăng thêm; thêm; tăng trưởng

-少 có hai cách đọc:+ Hán Việt: THIỂU 1. ít 2. thiếu 3. mất 4. tạm thời; một chút✚ Hán Việt: THIẾU 1. trẻ 2. thiếu gia; cậu ấm 3. họ Thiếu

Từ 2 ví dụ trên có thể thấy tuy cùng một chữ Hán nhưng lại có hai cách đọc khác nhau, cùng với đó là hai nghĩa khác nhau. Tuy vậy giữ hai dòng nghĩa vẫn có sự tương đồng với nhau.

6, Giả tá

Là mượn chữ đồng âm hoặc gần nghĩa đã có sẵn để làm đai diện cho chữ hoặc ý muốn biểu đạt.Ví dụ:令 /lìng /có nghĩa là Lệnh trong chữ “mệnh lệnh”, “hiệu lệnh” nhưng lại được mượn làm chữ “lệnh” trong “huyện lệnh” 县令 /xiàn lìng/。道 /dào/: Đạo, nghĩa gốc là con đường như trong từ 道路 nhưng lại được mượn làm chữ “ đạo” trong từ “đạo đức” 道德 /dàodé/。

 

D. Làm thế nào để ghi nhớ chữ Hán một cách dễ dàng

Không còn cách nào khác ngoài chăm chỉ viết nhiều và đọc nhiều. Hãy tập viết chữ Hán mỗi ngày, viết nhiều ở đây không phải là bạn cứ cắm đầu đi chép đi chép lại chữ Hán đó giống như hình thức chép phạt mà hãy dùng chữ Hán mà bạn mới học được đó để đặt câu như vậy bạn sẽ có ấn tượng hơn với nó, hãy tạo thói quen viết nhật kí mỗi ngày bằng chữ Hán (tất nhiên là bạn phải tự viết bằng tay) như vậy vừa nhớ được chữ lâu lại vừa luyện được kĩ năng viết câu cú, đoạn văn. Ngoài ra tốt nhất có thể thì bạn hãy học thuộc 214 bộ thủ, nó sẽ giúp ích phần nào cho các bạn trong việc ghi nhớ chữ Hán và tra từ điển. Hoặc bạn có thể học chữ Hán qua flashcard cũng rất hiệu quả, ngoài ra còn có thể học qua các trò chơi đoán chữ, ghép chữ , đố chữ,... Bên cạnh việc viết nhiều các bạn cũng nên tìm đọc những mẩu tin ngắn, truyện, tiểu thuyết,.. bất cứ thông tin gì mà bạn thấy hứng thú, việc đọc nhiều giúp bạn nâng cao trình độ đọc hiểu, và khả năng ghi nhớ nhận mặt chữ.

Chào các bạn đến với buổi học tiếng trung cấp tốc. Để có thể dễ dàng tạo câu tiếng Trung đúng cấu trúc ngữ pháp thì chúng ta nên tìm hiểu cách thành lập một câu tiếng Trung Quốc hoàn chỉnh thông qua bài học cách ghép câu trong tiếng Trung kèm phân tích thành phần câu chi tiết tại đây.


*

Để có thể tự viết được một câu tiếng trung yêu cầu bạn phải nắm được các quy tắc trong ngữ pháp tiếng trung. Tại khóa học tiếng trung bản này, vinaglue.edu.vn Online sẽ hướng dẫn bạn cách ghép câu trong tiếng trung đơn giản và dễ hiểu nhất nhé !

Cấu trúc từ và câu tiếng Trung

Tiếng Trung và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập vì thế chúng mang đặc điểm của loại hình ngôn ngữ này. Ở ngôn ngữ đơn lập, xét về mặt hình thái từ: Từ không biến đổi hình thái. Ở các loại hình ngôn ngữ khác, từ có sự biến đổi hình thái.

Ví dụ như trong tiếng Anh “I like her” và “she likes me”, như các bạn đã thấy động từ “like” đã có sự biến đổi khi ta thay đổi ngôi. Và trong tiếng Anh động từ ở các thì khác nhau sẽ được chia khác nhau, ví dụ like-> liked, còn trong tiếng Việt và tiếng Trung khi bạn muốn biểu đạt một hành động đã xảy ra trong quá khứ thì động từ vẫn giữ nguyên thể và chỉ thêm các hư từ để biểu đạt thì quá khứ, vì dụ như “đã, từng” (tiếng Việt) hoặc thêm chữ 了 vào sau động từ hoặc ở cuối câu (tiếng Trung).

Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng các phương tiện ngoài từ: trật tự từ, hư từ, ngữ điệu.

Kết cấu của câu tiếng Trung giống với tiếng Việt, đều là kết cấu S (chủ ngữ) V (vị ngữ) O (tân ngữ), khác với các ngôn ngữ khác như tiếng Hàn là kết cấu S O V.

VD: 我 吃 饭 (tiếng Trung)

Tôi ăn cơm (tiếng Việt)Tuy có kết cấu giống nhau nhưng cách ghép câu trong tiếng Trung và tiếng Việt vẫn có sự khác biệt:

Cách Ghép Câu Trong Tiếng Trung Đơn giản

Số từ + lượng từ + trung tâm ngữ

一本书yī běn shūMột quyển sách


Bạn sẽ quan tâm Cách viết chữ Hán tiếng Trung Đẹp Chuẩn Nhanh cho người Mới

Số + lượng từ + tính từ + trung tâm ngữ

一本新书yī běn xīn shūMột quyển sách mới

(3)Chủ ngữ +trạng từ thời gian + động từ + tân ngữ

我昨天看了一本书Wǒ zuótiān kàn le yī běn shūTối hôm qua tôi đã đọc một cuốn sách→了 diễn tả hành động đã xảy ra

Chủ ngữ +trạng từ thời gian + trạng từ nơi chốn + động từ + tân ngữ

我昨天在图书馆看了一本书。

Wǒ zuótiān zài túshūguǎn kàn le yī běn shū.Tối hôm qua tôi đã xem một cuốn sách ở thư viện.

Xem thêm: 10 Cách Nạp Tiền Viettel Pay Bằng Thẻ Cào Điện Thoại, Hướng Dẫn Cách Nạp Tiền Vào Viettel Money Dễ Dàng

每天晚上我的朋友在房间看小说。

Měitiān wǎnshàng wǒ de péngyou zài fángjiān kàn xiǎoshuō.Mỗi buổi tối bạn tôi đọc tiểu thuyết ở phòng.

Chủ ngữ +trạng từ thời gian + trạng từ nơi chốn + động từ + tân ngữ + bổ ngữ thời lượng

我昨天在图书馆看书看了一个钟头。Wǒ zuótiān zài túshūguǎn kàn shū kàn le yígè zhōngtóu.Tối hôm qua tôi đã đọc sách một tiếng đồng hồ ở thư viện.

Chủ ngữ + động từ 1 + tân ngữ + động từ 2

他们坐公共汽车去上班。Tāmen zuò gōnggòng qìchē qù shàngbān
Họ đi xe buýt đi làm

Chủ ngữ + 把 + tân ngữ + động từ + bổ ngữ kết quả

Để dễ hiểu ta dịch 把 là đem

她把手机修好了。Tā bǎ shǒujī xiū hǎo le.Tôi đem điện thoại sửa xong rồi.(Tôi sửa xong điện thoại rồi)

Chủ ngữ +động từ năng nguyện + 把 + tân ngữ + động từ + bổ ngữ kết quả + địa điểm

你不要把你的手机在这儿Nǐ búyào bǎ wǒ de shǒujī zài zhèr.Bạn đừng đem điện thoại đặt ở đây.(Bạn đừng đặt điện thoại ở đây)

Chủ ngữ + 把 + tân ngữ + động từ + bổ ngữ kết quả + thành phần khác

你把我买的书送给玛丽吧。Nǐ bǎ wǒ mǎi de shū sòng gěi Mǎlì ba.Bạn đem sách tôi mua tặng cho Mary đi.(Bạn tặng cuốn sách tôi mua cho Mary đi)→ Trong tân ngữ 我买的书, 我买 làm định ngữ có chức năng hạn chế.

他把你的电话号码忘了。Tā bǎ nǐ de diànhuà hàomǎ wàng le.Anh ấy quên số điện thoại của bạn rồi.

Chủ ngữ + trạng ngữ + động từ + bổ ngữ

大家都笑起来。Dàjiā dōu xiào qǐlái.Mọi người đều cười lên.

今天我们玩儿得真开心。Jīntiān wǒmen wánr de zhēn kāixīn.Hôm nay chúng mình chơi thật là vui.

Chủ ngữ + trạng ngữ + tính từ + bổ ngữ

天气又热起来了。Tiānqì yòu rè qǐlái le.Thời tiết lại nóng trở lên rồi.

Chủ ngữ + 被/让/叫 + tân ngữ + động từ + thành phần khác

我的车被(人)偷走了。Wǒ de chē bèi (rén)tōu zǒu le.Xe của tôi bị (người ta) trộm đi rồi.→Với 被 có thể lược bỏ tân ngữ

我的帽子让/叫风刮飞了。Wǒ de màozi ràng/ jiào fēng guā fēi le.Mũ của tôi bị gió thổi bay rồi.→Với 让/叫 không thể không có tân ngữ.


Những yêu cầu và lưu ý khi dùng câu chữ 把:

Chủ ngữ phải là nguồn gây ra động tác của động từ ở vị ngữ我把药吃了/ wǒ bǎ yào chī le/: tôi uống thuốc rồi ( người uống thuốc là 我)我把手机放进口袋里去了/ wǒ bǎ shǒu jī fàng jìn kǒu dài lǐ qù le/:tôi bỏ điện thoại vào trong túi áo rồi (người bỏ điện thoại vào túi áo là 我)

Tân ngữ của”把” phải là đối tượng rõ ràng, đã được xác định chứ không thể là đối tượng chung chung bất kỳ.

Vì câu chữ “把” biểu thị sự vật thay đổi thông qua hành động, vì thế động từ chính của nó phải có nghĩa xử lí hoặc chi phối。Loại câu này không được dùng nếu động từ biểu thị sự phán đoán hay trạng thái (是, 有, 像, 在…); biểu thị hoạtđộng tâm lý hay nhận thức (知道, 同意, 觉得, 希望, 要求, 看见, 听见…); và biểu thị sự chuyển động (上, 下, 进, 去, 回, 过, 到, 起…).

Ví dụ, chỉ nói “我喜欢上她了” (/ wǒ xǐ huān shàng tā le/: tôi thích cô ấy rồi) chứ không thể nói “我把她喜欢上了”

Dạng phủ định đặt 别/不/没(没有)/。。。hoặc động từ năng nguyện(想, 要, 应该, 喜欢, 。。。) phải đặt trước 把 chứ không được đặt trước động từ.

Ví dụ: chỉ nói : “他不把我放在眼里” (/tā bù bǎ wǒ fàng zài yǎn lǐ/: hắn ta không coi tôi ra gì) chứ không được nói“他把我不放在眼里”Chỉ nói “他喜欢把东西乱扔” (/Tā xǐhuān bǎ dōngxi luàn rēng/: cậu ta thích vứt đồ lung tung) chứ không thể nói “他把东西喜欢乱扔”

Câu chữ 对: chủ yếu dùng để biểu đạt hành vi có phương hướng hoặc bày tỏ thái độ, bình luận đánh giá về một sự vật sự việc nào đó.

Các cấu trúc thường gặp:

对。。。来说/来讲, 。。。。: đối với … mà nói, ….Ví dụ: Duì wǒ lái shuō, zhè shì hěn nán jiějué de wèntí: đối với tôi mà nói, đây là vấn đề khó giải quyết
Xuéxí duì tā lái shuō fēicháng zhòngyào:/ việc học tập đối với cậu ta mà nói vô cùng quan trọng“S+对+O1+V ”

VD:

他对我很好:/tā duì wǒ hěn hǎo/ : anh ấy đối với tôi rất tốt他对感情很认真:/tā duì gǎn qíng hěn rèn zhēn/ : anh ấy rất nghiêm túc đối với chuyện tình cảm他对音乐非常敏感:/tā duì yīn yuè fēi cháng mǐn gǎn/ : anh ấy rất nhạy cảm với âm nhạc我对他不太了解:/wǒ duì tā bú tài liǎo jiě/ : tôi không hiểu rõ về anh ấy lắm

+对/对于。。。。。。。

VD: 你对这个问题有什么看法:/nǐ duì zhè gè wèn tí yǒu shén me kàn fǎ /: đối với vấn đề này, cậu có cách nhìn nhận như thế nào\你对他有什么印象/nǐ duì tā yǒu shén me yìn xiàng /: cậu có ấn tượng gì đối với cậu ta

对于这件事, 我已经想好解决的办法了:/duì yú zhè jiàn shì , wǒ yǐ jīng xiǎng hǎo jiě jué de bàn fǎ le/ : đối với việc này, tôi đã nghĩ xong xuôi cách giải quyết rồi

这件事对他根本没有什么影响:/zhè jiàn shì duì tā gēn běn méi yǒu shén me yǐng xiǎng /: chuyện này căn bản chẳng có ảnh hưởng gì đối với hắn ta cả

对。。。感兴趣/产生兴趣VD: 我对书法感兴趣:/wǒ duì shū fǎ gǎn xīng qù/ : tôi có hứng thú đối với thư pháp我从高一的时候就对汉语产生了兴趣:/wǒ cóng gāo yī de shí hòu jiù duì hàn yǔ chǎn shēng le xīng qù/ :từ hồi lớp 10 tôi đã thích tiếng Trung对。。。没有兴趣VD: 我对京剧没有兴趣:/wǒ duì jīng jù méi yǒu xīng qù/ : tôi không có hứng thú đối với kinh kịch我对你的计划没有兴趣:/wǒ duì nǐ de jì huà méi yǒu xīng qù/ : tôi không có hứng thú với kế hoạch của bạn

+对。。。。有好处/有害/有利/有不利的影响:

VD: 不吃早饭对身体没有好处:/bù chī zǎo fàn duì shēn tǐ méi yǒu hǎo chù/: không ăn sáng không tốt đối với sức khỏe抽烟对身体有害:/chōu yān duì shēn tǐ yǒu hài/ : hút thuốc là có hại đối với sức khỏe父母离婚对孩子的成长有不利的影响:/fù mǔ lí hūn duì háizi de chéng zhǎng yǒu bú lì de yǐng xiǎng/ :cha mẹ li hôn có ảnh hưởng bất lợi đối với sự trưởng thành của trẻ.

Hy vong qua phần nội dung trên do vinaglue.edu.vn Online chia sẻ, bạn có thể tự ghép các câu tiếng trung lại một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. ! cám ơn bạn đã dành chút thời gian để học !