Chú Đại Bi Linh Ứng - Sự Linh Ứng Của Chú Đại Bi

-

Đối với những người không theo Phật giáo, những câu chuyện linh nghiệm của Thần chú Đại Bi có thể mang màu sắc huyền bí, khó tin. Tuy nhiên, sự linh ứng của thần Chú Đại Bi đã được minh chứng bằng nhiều câu chuyện có thật đến từ nhiều Phật tử thực hành trì tụng.

Các loại Pháp khí bạn có thể quan tâm (tại đây).

Bạn đang xem: Chú đại bi linh ứng


Nói về sự mầu nhiệm và Linh ứng chú Đại Bi thì không bút nào có thể tả được. Chuyện linh ứng cổ kim đến nay nhiều vô lượng vô biên. 

Nguyện người hữu duyên đọc được bài này, xin hãy chia sẻ cho nhiều người biết. Để nơi nơi, hoặc người phát tâm tự tụng chú, hoặc phát qua máy nghe nhạc cũng được, để lợi lạc cho khắp pháp giới chúng sanh. Âm đức tích được vô cùng lớn!

Chú Đại Bi được hiểu là “Thần chú của Phật Pháp”.

Linh ứng chú Đại Bi: Hiển đạt – Giầu sang

Theo Cảm Ứng Thiên Đồ Thuyết, vào đời Thanh, Tào Thành Tú gặp một vị Tăng bảo: “Nếu ngươi có thể kiêng thịt bò, thịt chó, sẽ có thể hiển đạt”.

Ông Tú nói: “Tôi là hạng bắn cung, cỡi ngựa tầm thường, sao dám mong cầu công danh?”

Vị Tăng bảo: “Nếu có thể sáng tối tụng chú Đại Bi, lo gì chẳng đạt được phước báo ấy?”

Thành Tú bèn giữ giới, tụng chú không gián đoạn. Vào chốn quan trường, dường như có thần giúp, không đầy mấy năm, làm quan đến chức Thiên Tổng. Tự ghi vào năm Càn Long 12 (1747).

Theo Linh Nghiệm Ký, Hứa Nguyên Cát ở Huy Châu nghèo khổ muốn tự trầm. Một cụ già ngăn lại bảo hãy kiền thành tụng chú Bạch Y của Đại Sĩ thì trời sẽ giáng phước. Ông ta liền tụng chú không ngừng, bèn được giàu to, ấn tống càng rộng. Dời nhà sang Dương Châu, con cháu hiển vinh, thịnh vượng.

Lửa không thể chạm

Theo Tín Tâm Lục. Ông Thái Tư Tương được cử giữ chức Thôi Tào Vận (kiểm soát vận chuyển đường thủy). Ông thuê nhà dân để làm công sở, bốn phía không có tường, ở sát với nhà dân. Chợt hàng xóm bốc lửa, mọi nhà đều lo cứu đồ đạc, ông Thái ngồi yên không động đậy. Kẻ hầu nhiều lần van nài ông Thái hãy lánh nạn, nhưng ông ta chẳng đoái hoài.

Lửa cháy lan tới, vượt qua công sở của ông Thái, còn cháy thêm mấy nhà nữa rồi mới tắt. Người ta hỏi ông có thuật gì, ông đáp: “Tôi kiền thành tụng chú Đại Bi”. Người ta bảo: “Thần chú cố nhiên linh nghiệm, lỡ vạn nhất không ứng nghiệm, thì há chẳng phải là chết uổng một mạng ư?” Ông Thái nói: “Nhà tôi nhiều đời trì tụng. Những sự linh ứng chú Đại Bi như thoát khỏi những ách nạn đao binh, nước lửa, nạn gấp v.v… chẳng thể kể xiết.

Còn như tôi trì chú Đại Bi đã hai mươi năm, phàm gặp phải nạn gấp, hễ cảm đều thông. Trong thời Càn Long, khi tôi sống ở kinh đô. Nhà hàng xóm ở phía Nam bốc lửa. Lại gặp trận gió nồm, lửa càng cháy mạnh, dọn chạy đồ đạc không kịp. Tôi tụng chưa xong một biến chú này, gió đã đổi chiều. Lửa cháy ngược lại phía Nam, riêng nhà tôi không sao.

Vì thế, biết sâu xa chú này được chư thần ủng hộ, gìn giữ, có thể chuyển biến ách nạn. Nếu lòng tin không chân thành, làm sao dám coi thường hiểm nạn cho được? Nhưng phải sám hối tội trước, tận lực làm chuyện lành. Mỗi ngày sáng tối kiền thành tụng chú năm bảy lượt thì sở cầu không chi chẳng được toại ý!”.

Linh ứng chú Đại Bi: Không chết đuối

Theo Thương Túc Am Tùy Bút, vào đời Thanh. Thái Thú quận Phổ Nhĩ là Trần Đình Dục thờ Đại Sĩ hết sức kiền thành, hằng ngày tụng chú Đại Bi. Trong niên hiệu Đạo Quang, ông Trần theo ngả Giang Hán về kinh, sảy chân té xuống sông.

Khi ấy, gặp cơn gió mạnh, trong chớp mắt đã cách thuyền cả dặm. Kỳ lạ là ông thấy nước chỉ ngập tới gối, hai chân như có vật gì nâng đỡ không bị chìm, chỉ có áo bào bay phần phật trên mặt sóng mà thôi. Ông bèn vội tụng chú Đại Bi. Chưa được ba lượt, đã có người đến cứu, phần trên thân trọn chẳng bị ngấm ướt.

Tăng thọ

Theo Tịnh Độ Thánh Hiền Tục Lục, vào đời Thanh. Ngô Doãn Thăng ở Hổ Khâu, lúc bé, gặp một vị Tăng bảo: “Ngươi có thiện căn, tiếc là năm hai mươi chín tuổi sẽ gặp thủy tai. Chỉ có cách từ nay trở đi hãy kiêng giết, phóng sanh. Mỗi ngày kiền thành niệm Phật, trì chú Đại Bi, may ra sẽ thoát được!”

Ông Thăng tin nhận, phụng hành. Lại còn đem chuyện này khuyên người khác. Đến năm hai mươi chín tuổi, từ đất Hàng ngồi thuyền về thăm nhà. Thuyền đang đi bỗng sông nổi sóng rất nguy hiểm. Ông vội chắp tay niệm Phật. Thuyền lật, rơi xuống nước, trong lúc mơ màng nghe có tiếng nói: “Ngô Doãn Thăng có công khuyên người niệm Phật, được thoát khỏi nạn này”. Mở mắt ra nhìn quanh thì thân đã ở trên bờ, đã được dân chài cứu lên rồi!

Thoát khỏi ma mèo


Theo Báo Ứng Lục, vị tăng đời Nguyên là Huệ Cung bị bệnh bao tử, không ăn uống được. Một đêm sư mộng thấy một con mèo chui vào bụng. Từ đó bệnh ngày càng nặng, lại thèm ăn cá. Sư tự biết là nghiệp báo, nên phát tâm niệm thánh hiệu Đại Sĩ trăm vạn câu. Hằng ngày trì thêm chú Đại Bi 108 biến. Về sau sư mộng thấy đồng tử áo xanh xách giỏ đựng một con gà tới, con mèo bèn từ miệng sư Huệ Cung vọt ra. Sư kinh hãi tỉnh giấc thì đã lành bệnh.

Linh nghiệm dị thường

Theo Báo Ứng Lục, đời Đường, Ngô X… làm lính đi đánh dân thiểu số. Dọc đường nhóm lính bắt được con rùa trắng, liền làm thịt rồi cùng nhau ăn. Mấy năm sau người ông bị mọc ghẻ lở loét, rụng lông mày. Ngón chân, ngón tay đều rụng cả. Ông ta chẳng biết làm gì để sống nên đi ăn xin ở chợ An Nam.

Một hôm có vị Tăng nhìn thấy bảo: “Nếu ngươi niệm Quán Âm Đại Bi Chân Ngôn ắt sẽ được thiện báo”, rồi truyền dạy chú Đại Bi. Người lính ấy tin sự linh ứng của chú Đại Bi nên nhất tâm niệm tụng. Một thời gian sau vết thương dần dần lành. Kỳ lạ nhất là ngón chân, ngón tay lại mọc ra. Về sau cảm ân bồ tát, ông xuất gia làm tăng, hiệu là Trí Ích.

Kệ chữa bệnh mắt

Theo sách Đồ Thuyết. Tăng Xử Thao người Thai Châu mắc bệnh mắt. Ông ta chữa nhiều năm không khỏi. Về sau nghe nói chú Đại Bi linh ứng nên thường trì tụng. Một đêm mộng thấy Đại Sĩ truyền dạy cho cách chữa mắt: Mỗi sáng lấy một chén nước sạch, niệm bảy biến chú rồi dùng nước ấy để rửa mắt. Lại truyền cho bài kệ rằng:

Cứu khổ Quán Thế Âm.

Cho con đại an lạc.

Và ban đại phương tiện.

Diệt trừ ngu si ám.

Xem thêm: 8 lợi ích và công dụng của cây phỉ là cây gì và công dụng của nó?

Hiền kiếp các chướng ngại.

Các tội ác vô minh.

Ra khỏi nhà tăm tối.

Khiến con thấy ánh sáng.

Tôi nay nói cách rửa.

Sám hối, gỡ tội mắt.

Khắp phóng quang minh sạch.

Nguyện thấy tướng vi diệu”.

Bài kệ này được truyền tụng, những người làm theo phần nhiều đều linh nghiệm.

Theo Quán Thế Âm Bồ Tát Cảm Ứng Tụng


HỖ TRỢ CHÚNG TÔI

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo philợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vàosự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên gópmột lần hoặc hàng tháng.

*

Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

* ST

Thần Chú Đại Bi được rút ra từ Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, do chính Đức Phật Thích Ca diễn nói trong một pháp hội, trước mặt đông đủ các vị Bồ Tát, Thinh văn, Thánh chúng, Trời, Thần, Thiên, Long, các Đại thánh tăng như Ma Ha Ca Diếp, A Nan… Cùng câu hội, tại núi Bồ Đà Lạc Ca (Potalaka), một hải đảo ở về phía Nam xứ Ấn Độ, được coi như là nơi mà Đức Bồ Tát Quán Thế Âm thường trụ tích.


Ta có thể tin chắc điều đó, bởi vì Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn được mở đầu bằng câu nói quen thuộc của Ngài A Nan "Như thế tôi nghe", cũng như xuyên qua nội dung hỏi đáp giữa ngài A Nan và Đức Thế Tôn, đã được ghi lại ở trong kinh.


Trong pháp hội này, Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sanh, muốn cho "chúng sanh được an vui, được trừ tất cả các bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được tăng trưởng công đức của pháp lành, được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu" mà nói ra Thần Chú này.

Ngài cho biết lý do ra đời của Thần Chú như sau:

Vào vô lượng ức kiếp về trước, Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai, vì tâm thương tưởng đến chúng sanh, nên đã nói ra thần chú Đại Bi và khuyến khích Bồ Tát Quán Thế Âm nên thọ trì tâm chú này, để mang đến lợi ích an vui lớn cho chúng sanh trong đời vị lai.

Bồ Tát Quán Thế Âm lúc bấy giờ mới ở ngôi sơ địa, khi nghe xong thần chú này liền chứng vượt lên đệ bát địa. Vui mừng trước oai lực của thần chú, Ngài bèn phát đại nguyện:

– Nếu trong đời vị lai, con có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần chú này, thì xin khiến cho thân con liền sanh ra ngàn mắt ngàn tay.

Lập tức, Ngài thành tựu ý nguyện. Từ đó, hình ảnh của vị Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn tay ngàn mắt, trở thành một biểu tượng cho khả năng siêu tuyệt của một vị Bồ Tát, mang sứ mệnh vào đời cứu khổ ban vui cho tất cả chúng sanh.

Ngàn tay, ngàn mắt nói lên cái khả năng biến hóa tự tại, cái dụng tướng vô biên của thần lực Từ bi và Trí huệ, tỏa khắp của Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngàn mắt để có thể chiếu soi vào tất cả mọi cảnh giới khổ đau của nhân loại và ngàn tay để cứu vớt, nâng đỡ, như Đức Phật giải thích với Ngài A Nan ở trong kinh, "tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh".

Kinh và Thần chú Đại Bi sau đó đã được ngài Dà Phạm Đạt Ma (Bhagavaddharma: có nghĩa là Tôn Pháp) một Thiền sư Ấn Độ, du hóa qua Trung Quốc vào niên hiệu Khai Nguyên đời nhà Đường, dịch và chuyển âm từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa và được Hoà Thượng Thích Thiền Tâm chuyển ngữ qua tiếng Việt.

Với oai lực và linh nghiệm đã được chứng minh qua không gian và thời gian, thần chú Đại Bi đã được trân trọng trì tụng trong các khoá lễ, các nghi thức tụng niệm chính của các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Đại thừa như: Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,..

Sự linh ứng khi đọc tụng chú Đại bi

Một là không bị chết vì đói khát, khốn khổ;

Hai là không bị chết vì gông, tù, đòn roi;

Ba là không bị chết vì oan gia thù nghịch;

Bốn là không bị chết vì chiến trận tương tàn;

Năm là không bị chết vì cọp, sói, ác thú tàn hại;

Sáu là không bị chết vì trúng độc rắn, rết, bò cạp;

Bảy là không bị chết vì nước cuốn, lửa thiêu;

Tám là không bị chết vì trúng phải độc dược;

Chín là không bị chết vì cổ độc tác hại;

Mười là không bị chết vì điên loạn, mất trí;

Mười một là không bị chết vì núi lở, cây ngã, vách đá sụp;

Mười hai là không bị chết vì kẻ ác thư ếm;

Mười ba là không bị chết vì tà thần, ác quỷ thừa cơ làm hại;

Mười bốn là không bị chết vì ác bệnh triền thân;

Mười lăm là không bị chết vì tự sát, tự tử.”