Những Khó Khăn Khi Học Tiếng Anh Mà Trẻ Em Nào Cũng Gặp, Những Khó Khăn Khi Học Tiếng Anh Thường Gặp

-

Trong xã hội phát triển và hội nhập như ngày nay, Tiếng Anh gần như là yêu cầu bắt buộc không chỉ đối với học sinh, sinh viên mà còn với thế hệ lao động muốn tìm cơ hội công việc tốt hơn. Tuy nhiên, học một ngoại ngữ khác tiếng mẹ đẻ thật sự là một thử thách đối với nhiều người. Vậy nên, nếu gặp phải khó khăn thì hãy yên tâm là bạn không hề cô đơn. Trong bài viết này, Patado hy vọng bạn sẽ tìm thấy cách khắc phục thật sự hữu ích cho những khó khăn tồn tại trong quá trình học Tiếng Anh.

Bạn đang xem: Những khó khăn khi học tiếng anh

Lộ trình học Tiếng Anh giao tiếp từ A đến Z

Cách luyện nghe Tiếng Anh cực hiệu quả

Những khó khăn thường gặp phải trong quá trình học Tiếng Anh

Phát âm sai hoặc không chính xác hoàn toàn

Đây là khó khăn chung mà rất nhiều người gặp phải. Bởi khác với Tiếng Việt, có những từ Tiếng Anh “trông vậy mà không phải vậy”. Lấy ví dụ như nhiều người sẽ không thể đoán được rằng từ “Chaos” trong Tiếng Anh được phát âm là /ˈkeɪɒs/. 

Không chỉ vậy, nhiều từ tuy giống nhau nhưng phát âm lại khác nhau hoàn toàn, như âm “ou” trong từ “South” (saʊθ) sẽ khác âm “ou” trong từ “Southern” (ˈsʌðən).


*

Phát âm là một trong những khó khăn phổ biến đối với người học Tiếng Anh


Không thể nhớ được lâu

Tình trạng này xảy ra đối với cả từ vựng và ngữ pháp. Đặc biệt là khi số lượng từ vựng Tiếng Anh rất nhiều, rất khó cho người học có thể nhớ hết và vận dụng đúng cách.

Những vấn đề thường gặp phải có thể kể đến như là không nhớ được, mất nhiều thời gian để ghi nhớ hoặc nhớ được nhưng không biết cách vận dụng vào ngữ cảnh phù hợp, dẫn đến tình trạng ấp úng và thiếu tự tin trong sử dụng Tiếng Anh.

Khả năng nói không trôi chảy

Bạn hãy so sánh cách học tiếng mẹ đẻ và Tiếng Anh từ bé. Bạn học tiếng Việt theo quy trình nghe – nói – đọc – viết, cụ thể là nghe từ trong bụng mẹ, từ lúc lọt lòng rồi mới đến bập bẹ nói theo, đến đọc hiểu rồi cuối cùng mới là viết từ, viết câu hoàn chỉnh. 

Còn với Tiếng Anh thì sao? Chương trình giáo dục của Việt Nam cho phép học sinh tiếp xúc với Tiếng Anh từ rất sớm, hầu hết trẻ con đều được học Tiếng Anh từ cấp tiểu học. Tuy nhiên chương trình học tại Việt Nam theo mô hình viết – đọc hiểu – nghe – nói. Có thể thấy, vốn dĩ thứ tự nghe – nói phải được ưu tiên hàng đầu thì lại bị đẩy xuống cuối cùng.

Việc học với quy trình thiếu hợp lý đã dẫn đến hệ quả là nhiều người tuy đọc hiểu và viết rất tốt nhưng lại kém trong phần nghe và nói.

Thiếu vốn từ

Việc thiếu vốn từ sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến 4 kỹ năng chính là nghe – nói – đọc – viết.

Nghe không hiểu, thiếu ý; không biết sử dụng từ ngữ biểu đạt trong quá trình giao tiếp; đọc chậm, đọc sai và không biết cách viết là những vấn đề mà người học Tiếng Anh thường hay gặp phải.

Cách khắc phục những khó khăn và cải thiện bản thân.

Học từ mới song song với nắm chắc cách phát âm

Giống như ví dụ ở trên, nhiều từ tuy giống nhau nhưng phát âm hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc học phát âm chuẩn là rất chính xác. Hiện nay, các trang từ điển online lớn như Oxford’s Learner Dictionaries đều có phát âm chuẩn đi kèm với từ vựng.

Những phát âm này đều được quy chuẩn bằng hệ thống The International Phonetic Alphabets (I.P.A). Muốn phát âm chuẩn và đúng hoàn toàn thì nắm chắc hệ thống này là yêu cầu không thể thiếu.

Bảng phiên âm I.P.A

Tự tạo môi trường học Tiếng Anh

Học mỗi từ vựng và ngữ pháp thôi không đủ, bạn cần có một môi trường Tiếng Anh – nơi mà bạn có thể vận dụng những gì đã học vào thực tế. 

Ngoài việc tiếp xúc, giao tiếp với những người khác bằng Tiếng Anh, bạn cũng có thể tự tạo cho mình một môi trường rèn luyện hoàn hảo bằng những việc đơn giản như học cách suy nghĩ, viết nhật ký hay rèn luyện mô tả sự vật, hiện tượng bằng Tiếng Anh.


*

Tạo một môi trường Tiếng Anh là hết sức quan trọng


Nghe những người bản xứ và đọc theo

Chắc chắn trong quá trình học không thể thiếu những lúc căng thẳng, mệt mỏi và chán nản. Những lúc như thế, cơ thể cần nhất là sự nghỉ ngơi và thư giãn. Vậy tại sao không thử kết hợp thư giãn và học tập vào với nhau?

Học mà chơi đã không còn là khái niệm xa lạ, nhất là đối với những người học Tiếng Anh. Rất dễ để kết hợp sở thích và việc học lại với nhau. Chẳng hạn như bạn thích lắng nghe những câu chuyện, chia sẻ của người khác thì các chương trình talkshow hay podcast sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho bạn.

Hay bạn là người thích xem phim, vậy lại càng không thiếu những bộ phim nhẹ nhàng phù hợp cho việc vừa xem vừa học. Việc lắng nghe người bản xứ nhiều sẽ kích hoạt bản năng của chúng ta, giống như trẻ con bập bẹ nói theo người khác vậy. 

Cải thiện kỹ năng viết bằng cách đọc sách Tiếng Anh

Đọc và tiếp nhận thông tin là những hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của bất kỳ ai. Để cải thiện khả năng đọc hiểu Tiếng Anh của mình, bạn có thể tìm đọc những đầu báo uy tín như BBC News hay CNN News.

Hay nếu những thông tin trên báo quá khô khan với bạn, thì những tác phẩm văn học với câu từ trau chuốt và nội dung cụ thể sẽ là sự lựa chọn cực kỳ thích hợp.

Xem thêm: 99+ hình xăm cú mèo ở cổ tay, kho 1500 hình xăm cú mèo đẹp, dễ thương, ý nghĩa


*

Đọc sách Tiếng Anh là một phương pháp rèn luyện hiệu quả


Trên đây là những chia sẻ của Patado, mong rằng bài viết này có thể giúp bạn ngày càng cải thiện khả năng Tiếng Anh của mình và đạt được mục tiêu mong muốn.

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa thì việc học tiếng Anh càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Nhiều người đã đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức cho việc học tiếng Anh nhưng vẫn chưa hiệu quả, vẫn không thể nói thứ ngôn ngữ ấy một các tự nhiên và trôi chảy. Vậy thì học tiếng Anh gặp khó khăn gì mà ai cũng phải mắc phải? Hãy cùng Ms Hoa Giao Tiếp tìm hiểu nhé!

 

1. Khó khăn khi học ngữ âm

Nếu như Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguyên tắc đánh vần, chỉ cần học bộ nguyên tắc đánh vẫn là từ đó trở đi từ nào cũng có thể nhìn mặt chữ để đọc được. Nhưng Tiếng Anh lại không có nguyên tắc đánh vẫn như vậy. Với tiếng Anh chúng ta không thể nhìn mặt chữ của một từ để biết chính xác cách đọc của từ đó. Muốn biết chính xác từ đó thì chỉ có một cách là tra cứu từ điển.

80% người học Tiếng Anh nhưng vô tình áp dụng nguyên tắc đánh vẫn của tiếng Việt, nhìn một từ tiếng Anh và đọc nó kiểu tiếng Việt nên ngữ âm không đúng dẫn đến hệ lụy sau là không nghe và không nói được tiếng Anh.

*

2. Khó khăn trong học từ vựng

* Mất phương hướng trong việc học từ vựng

Từ vựng chính là “nguyên liệu” để có thể tạo ra hoạt động giao tiếp. Và thành thạo, nhuần nhuyễn từ vựng là “xương sống” để giao tiếp được trôi chảy. Nhưng thông thường người học từ vựng không biết nên học từ nguồn nào, bắt đầu học từ đâu, học bao nhiêu là đủ.

 

*

* Học trước quên sau

Trí nhớ con người luôn mai một theo thời gian, bộ não của con người sinh ra để quên, do đó ai học từ vựng cũng phải đối mặt với việc học trước quên sau. Nhưng nguyên nhân sâu ra cho việc “não cá vàng” vậy là:

- Học từ đơn lẻ, không học theo cụm từ

- Học từ không có ngữ cảnh

- Từ vựng không để lại ấn tượng với não bộ do chỉ đọc từ/viết từ 1,2 lần

- Không review từ thường xuyên

=> Cách học hiệu quả là: Học từ theo cụm từ, ứng dụng vào từng ngữ cảnh, thường xuyên nhắc tới từ đó, ứng dụng trực tiếp trong đời sống và công việc.

* Học từ vựng nhiều nhưng không nói được

Hầu như các học viên thuộc nhiều từ vựng, tự tin làm được các bài tập từ vựng (điền từ, tìm lỗi sai, chọn dạng đúng của từ…) nhưng khi cần nói, viết thì không thể “lấy” từ đó trong bộ nhớ của mình ra được. Nguyên nhân bởi người học từ bằng kỹ năng READING chứ không phải bằng kỹ năng SPEAKING (phát âm, nhắc lại, nói câu hoàn chỉnh chứa từ đó) thì không thể nói được.

*

3. Học quá nhiều ngữ pháp nhưng không nói được

Cũng giống từ vựng, ngữ pháp trong tiếng Anh cũng rất nhiều tuy nhiên người học cần căn cứ vào mục tiêu và mục đích của mình để tiếp cận những chủ điểm ngữ pháp cần thiết cho bản thân. Với tiếng Anh giao tiếp, ngữ pháp quan trọng cần học nhưng không cần học hết mọi thứ.

Một khó khăn lớn của đại đa số người học ngữ pháp tiếng Anh giống từ vựng là học trên giấy tờ bằng kỹ năng READING mà không áp dụng vào kỹ năng SPEAKING nên dù thuộc ngữ pháp, “siêu cao thủ” của các bài thi cũng hay bị “ĐỨNG HÌNH” khi nói tiếng Anh.

4. Không nói được tiếng Anh

Người Việt được cộng đồng học tiếng Anh trên thế giới công nhận về khả năng học ngữ pháp tiếng Anh tốt nhưng khả năng vận dụng trong giao tiếp lại kém. Hầu hết chúng ta khi nói tiếng Anh không tìm ngay được từ, cấu trúc phù hợp để thể hiện suy nghĩ. Nguyên nhân bởi:

- Khi học từ vựng, ngữ pháp chỉ học bằng kỹ năng READING, học bằng mắt trên giấy bút, chứ không học bằng kỹ năng SPEAKING.

- Tư duy ngôn ngữ theo hướng “Anh Việt”. Khi bắt gặp 1 từ, cấu trúc tiếng Anh nào đó, chúng ta thường sẽ đi tìm nghĩa tiếng Việt của nó, từ đó hình thành thói quen tư duy dịch “Anh Việt”. Tuy nhiên khi nói, trong đầu người học tồn tại những suy nghĩ bằng tiếng Việt, cần chuyển thể sang tiếng Anh. Do đó người học chưa từng làm điều này nên luôn cảm thấy khó khăn.

Ngoài ra, không thể nói được tiếng Anh còn bởi người học KHÔNG DÁM NÓI vì sợ sai, sợ bị bị chê cười vì nói không chuẩn, không hay. Từ đó không dám thể hiện bản thân, không dám nói khiến kỹ năng nói ngày càng thui chột.

*

5. Không tìm được cấu trúc/từ vựng khi viết để thể hiện suy nghĩ

Đây là một hiện tượng quen thuộc với người học tiếng Anh, bí từ,cấu trúc khi thể hiện ý kiến, suy nghĩ của mình bởi 2 lý do. Thứ nhất, do thói quen học từ vựng/ngữ pháp đơn lẻ, chỉ học bằng kỹ năng READING, không rèn luyện với kỹ năng WRITING, SPEAKING. Thứ hai, do tư duy ngôn ngữ theo hướng dịch “word by word” từ tiếng Anh sang Việt hoặc ngược lại. Vì thế, học tiếng Anh là sự kết hợp của tất cả các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết và tập tư duy tiếng Anh. Muốn tốt tiếng Anh thì không thể nào cứ mãi có tư duy dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại được! Chúng ta cần phải tư duy tiếng Anh từ gốc rễ, lúc đấy thì học tiếng Anh mới mau phất.

6. Không nghe được – “Điếc” tiếng Anh

Không thể nghe được khi giao tiếp tiếng Anh hay còn gọi là “ĐIẾC” tiếng Anh là một căn bệnh rất phổ biến với người học tiếng Anh. Vậy nguyên nhân của việc đó là gì?

* Do phát âm sai

Khả năng phát âm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nghe hiểu của một người. Khi phát âm sai thì bạn sẽ không nhận ra từ đó nếu nó xuất hiện trong đoạn hội thoại khi nó phát âm đúng.

* Do không có vốn từ vựng

Từ vựng quyết định rất lớn trong cả nghe, nói, đọc hiểu trong tiếng Anh. Khi bạn không có đủ vốn từ vựng thì sẽ trở thành một rào cản để bạn hiểu tiếng Anh. Một đoạn hội thoại mà người đối thoại sử dụng một lượng từ vựng mà chúng ta không hiểu nghĩa hay nói cách khác nó là “từ mới” đối với ta. Lượng từ mới trong đoạn thông tin càng nhiều thì khiến ta khó hiểu.

* Do phản xạ chậm

Do tư duy dịch WORD BY WORD từ Anh – Việt hoặc ngược lại khiến cho não bộ bận xử lý thông tin dịch sang tiếng Việt nên sẽ mất một thời gian để hiểu trong khi nghe. Khó khăn đó được gọi là “phản xạ chậm”. Và khi đó bạn thường bị lỡ mất nhiều từ, đoạn khi nghe nên sẽ không thể hiểu hết nghĩa của cả đoạn hội thoại. 

*

7. Đọc không hiểu do thiếu vốn từ

Tương tự như khi nghe, nói, việc đọc một đoạn văn gồm nhiều từ mới sẽ khiến người đọc hoang mang vì không hiểu bởi vốn từ không đủ. Vì vậy, muốn tăng khả năng đọc, cần trau dồi vốn từ vựng của bản thân, đặc biệt là từ vựng theo chủ đề.

(TẢI NGAY) - 501 bài đọc tiếng Anh hay dành cho học tập

Như vậy, những khó khăn trong việc học tiếng Anh là không ít. Song, điều này không có nghĩa là không có cách nào vượt qua những khó khăn đó. Ngược lại, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nếu có sự quyết tâm và chiến lược phù hợp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn biết bạn định hình được những khó khăn sắp tới và vượt qua thật ngoạn mục. Ấn đăng ký phía dưới hoặc comment ngay nếu muốn cô tư vấn giúp hỗ trợ vượt qua mọi khó khăn để chinh phục thành công tiếng Anh nhé!