THỰC ĐƠN ĂN DẶM KIỂU NHẬT 6 THÁNG, THỰC ĐƠN ĂN DẶM KIỂU NHẬT CHO TRẺ TỪ 5

-

Bước vào độ tuổi cho bé ăn dặm, chắc hẳn các mẹ bỉm sữa sẽ khá lúng túng khi không biết lên thực đơn gì. Đừng lo, với gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật dưới đây, mẹ chẳng còn phải nghĩ ngợi nữa!

*
Chia sẻ thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật giúp bé ăn ngon, tăng cân đều

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm với nhau để tạo nên một thực đơn đa dạng. Từ đó kích thích sự thèm ăn ở trẻ đồng thời giúp bé tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Bạn đang xem: Thực đơn ăn dặm kiểu nhật 6 tháng

Khác với cách ăn truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật không dùng cách thức xay nhuyễn thức ăn. Thay vào đó mẹ sẽ dùng cối để giã và rây đến khi thức ăn đạt được độ mịn phù hợp.

*
Ăn dặm Kiểu Nhật cách ăn được nhiều mẹ bỉm tin dùng

Chìa khóa của phương pháp này nằm ở hương vị nguyên bản của các món ăn. Theo đó, thức ăn của bé sẽ được để riêng, không trộn với nhau. Từ đó giúp trẻ phát triển vị giác, kích thích thèm ăn.

Bên cạnh đó, chế độ ăn dặm kiểu Nhật đặc biệt đề cao yếu tố thẩm mỹ. Hầu hết bữa ăn của trẻ đều mang màu sắc và được tạo hình bắt mắt.

Chất không thể thiết trong 30 ngày đầu ăn dặm kiểu Nhật

Bước sang tháng thứ 6, hầu hết các bé sẽ được làm quen với thức ăn thô, hay còn gọi là giai đoạn ăn dặm. Có thể nói, đây chính là “giai đoạn vàng” ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của bé sau này. Hiện nay có vô vàn phương pháp ăn dặm mà mẹ có thể áp dụng cho bé. Dù lựa chọn ăn dặm kiểu Nhật hay bất kỳ cách ăn nào, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ cho trẻ những dưỡng chất sau để con phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh:

*
Dinh dưỡng cần bổ sung cho bé ăn dặmNhóm cung cấp bột đường: Mẹ nên sử dụng gạo tám, gạo tẻ hay thỉnh thoảng đổi bữa với phở, bún, bánh đa cho bữa ăn dặm của bé thêm phong phú.Nhóm cung cấp chất đạm: Tiêu chí lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm phải dễ tiêu, dễ chế biến. Vì vậy, trong tháng đầu mẹ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng gà và thịt nạc (gà hoặc lợn). Đến tháng tiếp theo, thực phẩm bổ sung chất đạm cho bé sẽ đa dạng hơn, bao gồm cua, tôm, cá, thịt bò,…Nhóm cung cấp chất béo: Chất béo rất cần thiết cho sự chuyển hóa chất đạm trong cơ thể. Vì vậy, đây cũng là nhóm thực phẩm rất quan trọng mà mẹ nên bổ sung trong thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Một số thực phẩm bổ sung chất béo lành mạnh bao gồm cá hồi, đậu nành, mè, mỡ lợn, mỡ gà,…Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: Trẻ khi bước sang giai đoạn ăn dặm thường rất dễ bị táo bón. Vì vậy, mẹ đừng quên bổ sung rau củ, trái cây tươi trong menu ăn dặm kiểu Nhật của bé nhé!

Những lưu ý quan trọng khi lên thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật

Trước khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 6 tháng cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:

Khẩu phần ăn ăn dặm: 1 bữa/ngàyNguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ: Chiếm 90% nguồn dinh dưỡng mà bé nhận đượcĐộ thô của cháo: 1 phần gạo, 10 phần nướcTinh bột: Ngày đầu mẹ cho bé ăn 5ml/ngày, sau đó cứ 3 ngày tăng thêm 5mlLượng đạm: 5 – 10g/ngày (đậu phụ, lòng đỏ trứng, thịt cá trắng)Rau xanh: 5 – 20g/ngày (bắp cải, su su, súp lơ xanh, khoai lang, cải bó xôi, su hào, cà chua, bí đỏ, cà rốt,…)
*
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật

Hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn 6 tháng tuổi còn non yếu nên khả năng tiêu hóa và hấp thụ gặp rất nhiều hạn chế. Do đó, khi mới cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ ưu tiên nấu cháo bằng nước lọc hoặc nước dashi cho bé ăn. Nước dashi là loại nước dùng nấu từ rong biển, cà bào hoặc các loại rau củ quả. Đây là loại nước được các mẹ Nhật ưa dùng cho bé ăn dặm.

Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu nhật 30 ngày đầu tiên, hãy cùng tham khảo nhé!

Menu ăn dặm kiểu Nhật ngày 1, 2, 3

Cháo trắng: mẹ nấu cháo cho bé ăn theo tỷ lệ 1:10, tức 1 phần bột gạo và 10 phần cháo. Bột gạo nấu đến khi nở đều sẽ phải lọc qua 1 lần rây cho nhuyễn. Sau đó thêm nước dùng dashi vào, tiếp tục nấu đến khi đạt được độ loãng gần với sữa mẹ là được.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 4, 5

Cháo trắng nấu với nước dashi: cách làm tương tự như trên
Sang ngày thứ 4, thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cho bé sẽ bổ sung thêm cà rốt nghiền nhuyễn
*
Thực đơn ăn dặm 30 ngày cho bé

Ngày thứ 6 cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Bột gạo nấu với nước dashi theo tỷ lệ 1:10Su su hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn rồi cho vào cháo

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 7

Cháo nấu với nước dùng dashi cùng với bí đỏ nghiền nhuyễn
Cháo ăn dặm cho bé vẫn nấu theo tỷ lệ 1:10. Với bí đỏ, mẹ hấp chín rồi dùng thìa nghiền nhuyễn hoặc cho vào máy sinh tố xay cho mịn

Ngày thứ 8 cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm kiểu Nhật

Sau tuần đầu thử nghiệm với cháo bột gạo nấu nước dashi, sang tuần thứ 2 mẹ nên cho bé ăn đa dạng hơn. Khởi đầu với món súp khoai tây nghiền
Mẹ có thể sử dụng nước dùng dashi để nấu súp khoai tây cho bé. Đầu tiên cần hấp chín khoai tây, sau đó nghiền nhuyễn rồi cho thêm nước dashi sao cho cháo có độ sệt vừa phải

Thực đơn ngày thứ 9 cho bé ăn dặm kiểu Nhật

15ml sữa đậu nành20ml khoai lang nghiền: nấu tương tự như khoai tây nghiền

Bé 6 tháng ăn được thịt gì? Vô vàn gợi ý cho mẹ

30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi

Menu ăn dặm ngày 10

10ml sữa20ml khoai nghiền
Rau chân vịt rây nhuyễn nấu cùng với nước lọc hoặc nước dashi

Thực đơn ngày 11 con ăn dặm kiểu Nhật

Cháo cải bó xôi nấu cùng nước dashi
Cà chua rây nhuyễn: nên luộc chín để tách vỏ và bỏ hạt dễ dàng, sau đó xay nhuyễn bằng máy sinh tố

Ngày thứ 12 con ăn dặm

Cháo bột gạo nấu với nước dùng dashi. Mẹ có thể thêm vào cháo một ít phomai để kích thích vị giác cho bé
Cà chua nghiền nhuyễn
Sữa chua mẹ làm hoặc sữa chua không đường tráng miệng

Menu ăn dặm kiểu Nhật ngày 13

Sữa đậu nành mẹ nấu
Cháo su su + dầu oliu
Đậu hũ non

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 14

Cháo bột gạo tỷ lệ 1:7Bí đỏ nghiền phô mai
Hành tây nghiền

Thực đơn con ăn dặm ngày 15

Khoai tây nghiền nấu cùng nước dashi
Nước ép táo, với tỷ lệ 1 phần nước táo, 5 phần nước lọc

Menu ăn dặm ngày 16:

Cháo su su nấu với nước dashi + dầu óc chó
Cà chua nghiền + nước dashi

Ngày 17 ăn dặm kiểu Nhật

Sữa chua táo nghiền (không đường)Cháo bỉ đỏ trộn sữa

Menu ngày 18 cho bé ăn dặm

Súp hành tây, khoai tây trộn sữa
Bắp cải tím nghiền

Ngày 19 con ăn dặm

Cháo bột gạo, tỷ lệ 1:7Súp hành tây, khoai tây rắc thêm pho mai
Táo nghiền

Thực đơn ngày 20

Cà chua, khoai lang nghiền

Thực đơn ăn dặm ngày 21

Cháo bột gạo, tỷ lệ 1:7Bắp cải tím và bí ngòi nghiền
Súp đậu nành khoai lang

Thực đơn ngày 22 con ăn dặm

Cà rốt nghiền trộn với sữa mẹ
Bí ngòi nghiền

Ngày 23 con ăn dặm

Khoai tây nghiền + đậu hũ non
Cháo dashi
Chuối nghiền

Menu ăn dặm ngày 24 cho con

15ml đậu hũ non
Bí ngòi nghiền
Cháo bột gạo + dầu quả óc chó
*
Menu ăn dặm 30 ngày kiểu Nhật cho bé

Thực đơn ngày 25

Súp bí đỏ đậu nành
Cháo dashi
Su su nghiền

Ngày 26 bé ăn dặm

Đậu hũ non tự làm
Cà rốt nghiền
Cháo su su rắc thêm phomai

Thực đơn ngày 27 bé ăn dặm

Bí ngòi nghiền
Bắp cải tím nghiền
Cháo rây + dầu quả óc chó

Thực đơn ngày 28

Đậu phụ non nghiền nhuyễn
Hành tây nghiền
Cháo cà chua + nước dashi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật ngày 29

Bí đỏ nghiền
Súp khoai tây + đậu nành
Cháo bột + nước dashi

Ngày 30 cho bé ăn dặm

Cá lóc nghiền
Cháo rau chân vịt
Nước trái cây

Kết thúc thực đơn 30 ngày ăn dặm kiểu Nhật cũng là lúc mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm khác, chẳng hạn như cá, thịt bò để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn phát triển này. Hy vọng chia sẻ này sẽ gợi ý hữu ích khi cho bé tập tành ăn dặm.

Mỗi phương pháp ăn dặm – trong đó có ăn dặm kiểu Nhật, đều có những ưu, nhược điểm riêng, không có phương pháp nào đúng hay sai hoàn toàn, quan trọng là phù hợp với lựa chọn và điều kiện, sở thích, thể trạng, sức khỏe của cả bé và mẹ. Một trong những phương pháp ăn dặm được rất nhiều cha mẹ quan tâm hiện nay là ăn dặm kiểu Nhật. Nếu muốn áp dụng phương pháp ăn dặm này cho con, cha mẹ cần lưu ý những điều gì?

Bài viết có sự tư vấn chuyên môn bởi BS.CKII Hoàng Kim Tín, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng 1; Cố vấn chuyên môn Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động vinaglue.edu.vn 

Dù bố mẹ chọn cho con 1 phương pháp ăn dặm cụ thể hay kết hợp nhiều phương pháp với nhau theo từng giai đoạn phát triển của trẻ – ví dụ, kết hợp ăn dặm theo kiểu Nhật với ăn dặm truyền thống, thì vẫn nên tìm hiểu, tư vấn kỹ càng các chuyên gia nhằm đảm bảo lượng thức ăn và dinh dưỡng đúng chuẩn cho trẻ phát triển toàn diện.


Mục lục

Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật
Lưu ý mẹ cần biết khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chính là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng. Với phương pháp này, bé sẽ bỏ qua giai đoạn ăn bột và bắt đầu quá trình ăn dặm với cháo loãng rây, sau đó đến cháo đặc, cơm kèm rau củ.

Ăn dặm kiểu Nhật tôn trọng những hương vị nguyên bản của thực phẩm, thức ăn luôn được để riêng, chế biến riêng, không trộn lẫn với nhau. Do đó trẻ sẽ cảm nhận được mùi vị đặc trưng của từng loại thức ăn thông qua đó phát triển vị giác cho trẻ.

*

Phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật thường không trộn lẫn các thức ăn với nhau

5 ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Bé nhận biết được mùi vị: Khi chế biến thức ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, cha mẹ sẽ nấu riêng biệt từng món và không trộn lẫn vào nhau. Điều này sẽ giúp bé nhận biết được mùi vị của từng loại thức ăn, phát triển vị giác cho bé, giúp trẻ sớm định hình được sở thích về ăn uống.An toàn cho sức khỏe: Thức ăn chế biến theo phương pháp này thường không cho thêm bất cứ loại gia vị nào, đặc biệt là muối. Do đó, thói ăn nhạt sẽ giúp thận của bé phát triển tốt hơn.

Xem thêm: Clip Mẹ Đơn Thân Hải Phòng Lộ Clip, Hội Các Mẹ Đơn Thân Hải Phòng

Rèn tính kỷ luật: Với kiểu ăn dặm này, bé sẽ được ngồi ăn trên ghế ăn, không đi rong, không bật tivi, không điện thoại, máy tính… Điều này ngoài tác dụng tập tính kỉ luật còn giúp bé ăn nhanh và tập trung hơn.Trẻ có tinh thần thoải mái khi ăn: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ cho trẻ được tự ăn uống theo ý thích, không quá quan trọng trẻ ăn nhiều hay ít. Do đó, trẻ sẽ không có cảm giác sợ khi ăn uống.

*

Với ăn dặm kiểu Nhật, bé được tự do ăn uống theo sở thích của mình nên đôi lúc có thể không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của cơ thể

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Bên cạnh ưu điểm, ăn dặm kiểu Nhật cũng có 1 số hạn chế nhất định:

Vì tôn trọng sở thích của trẻ, do đó với những trẻ kén ăn sẽ rất khó cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển và trí não của trẻ.Mẹ mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị bữa ăn cho bé.Mẹ thường trữ đông thức ăn (mỗi bữa bé thường ăn nhiều món nên 1 món sẽ ăn khá ít, bắt buộc phải trữ đông), thức ăn không thể thơm ngon, và các chất dinh dưỡng đã bị phá hủy một phần, đặc biệt là các vitamin.

Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật

Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Thời điểm thích hợp để bắt đầu giai đoạn đầu tiên trong phương pháp ăn dặm này là trẻ được 6 tháng tuổi. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm trước tháng thứ 5 hay ăn dặm sau tháng thứ 7, bởi vì trước tháng thứ 5 hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện để bắt đầu ăn dặm, còn sau tháng thứ 7 thì bé đã qua mất thời điểm lý tưởng để khám phá mùi vị. Ngoài ra, tập ăn dặm kiểu Nhật 5-6 tháng là thời điểm phù hợp đối với các mẹ phải quay trở lại công việc sau khi sinh.

Thực phẩm phù hợp cho bé ăn dặm kiểu Nhật 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn đầu tiên khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé, vì vậy cha mẹ cần lưu ý để tránh làm tổn thương đến hệ tiêu hóa của trẻ. Một số thực phẩm thích hợp trong thời gian này như:

Tinh bột: cháo gạo, bánh mì (sandwich, baguette), chuối, khoai tây, khoai lang, khoai môn, khoai sọ…Đạm: đậu hũ, các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu nành, đậu xanh…),Vitamin: cà rốt, bí đỏ, bắp cải, hành tây, cà chua, bông cải xanh, củ cải, rau chân vịt, táo, dâu, quýt…

Lưu ý mẹ cần biết khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Khẩu phần ăn cho bé theo từng tuần

Khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, cha mẹ nên thiết kế thực đơn cho bé theo từng tuần, chia theo các bữa sáng, trưa, chiều để đảm bảo có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trong thời kì phát triển. Mẹ hãy lên thời gian biểu phù hợp về chế độ ăn, số lượng thực phẩm từng bữa cũng như số lần ăn hợp lý để bé tập làm quen. Lên khẩu phần ăn theo từng tuần sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé tốt nhất có thể, hạn chế tình trạng bé bị thừa hoặc thiếu các chất dưỡng chất cần thiết.

Công thức nấu nước Dashi khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật

Nước dashi là một loại nước dùng không thể thiếu khi cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật. Có rất nhiều loại nước dashi khác nhau, tuy nhiên nước dashi rau củ vẫn được ưu tiên lựa chọn vì có vị ngọt tự nhiên, dễ ăn. Khi lựa chọn rau củ để nấu nước dashi, cha mẹ nên chú ý cân đối giữa lượng nước và rau củ vừa đủ, loại nào nên cho trước và cho sau. Dưới đây là những bước cơ bản để nấu nước dashi quen thuộc nhất:

Bước 1: Rau củ quả rửa sạch, sau đó cắt thành nhiều khúc.Bước 2: Cho nguyên liệu và nước vào nồi, lưu ý lượng nước nên đổ cách chừng 1 đốt ngón tay, chú ý nguyên liệu nào nên cho trước, nguyên liệu nào nên cho sau. Đun khoảng 30-40 phút.Bước 3: Lấy phần nước để nguội rồi chia vào từng khay trữ đông để bảo quản. Lưu ý, phần nước dashi trữ đông chỉ nên dùng trong 1 tuần.

*

Rau củ là nguyên liệu chính để nấu nước dashi theo ăn dặm kiểu Nhật

Dụng dụng chế biến món ăn cho bé

Dụng cụ chế biến món ăn cho bé trước khi sử dụng cần phải được rửa sạch, để khô hoặc sấy khô để đảm bảo vệ sinh cho bé, tránh các vi khuẩn gây bệnh.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi trong 30 ngày

Nếu lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con hay kết hợp với các kiểu ăn dặm khác, dưới đây là bảng thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi mà cha mẹ có thể tham khảo:

Ngày 1,2,3Cháo trắng (tỉ lệ 1:10)Ngày 4,5Cháo trắng, cà rốt nghiền
Ngày 6Cháo trắng, bí đỏ nghiềnNgày 7Cháo trắng, susu nghiền
Ngày 8Cháo bí đỏ, súp táo khoai langNgày 9Cháo rau chân vịt, súp khoai tây
Ngày 10Cháo táo, khoai lang nghiền sữaNgày 11Cháo cà chua, khoai tây trộn sữa công thức
Ngày 12Cháo trắng, đậu phụ sốt cà chuaNgày 13Cháo khoai lang, đậu phụ sốt cà chua
Ngày 14Cháo trắng, bí đỏ nghiềnNgày 15Súp lơ nghiền, khoai tây nấu sữa
Ngày 16Cà rốt trộn sữa chua, cháo bánh mỳ chuốiNgày 17Cải bó xôi trộn đậu phụ, táo trộn khoai lang
Ngày 18Cháo trắng, cải thảo nghiền, nước dâu tâyNgày 19Cháo táo, rau cải trộn đậu phụ
Ngày 20Cháo cải bó xôi, khoai sọ nấu sữaNgày 21Cháo trắng, bí đỏ nghiền, dâu tây sữa
Ngày 22Khoai lang nghiền, cháo rau củNgày 23Cháo trắng, khoai tây trộn cà rốt, nước ép dưa hấu
Ngày 24Cháo bánh mỳ sữa chua, súp bắp cảiNgày 25Cháo trắng, cải bó xôi nghiền
Ngày 26Cháo đậu phụ, súp cà rốt khoai tâyNgày 27Cháo trắng, rau cải bó xôi nghiền
Ngày 28Mì udon cải bó xôi, cà chua nghiềnNgày 29Cháo trắng, súp khoai tây, chuối nghiền
Ngày 30Cá thịt trắng bắp cải, bí đỏ nghiền

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng

Khi trẻ được 7 tháng tuổi, khả năng ăn đồ thô của trẻ đã tốt hơn lúc 5-6 tháng, vì vậy trong thực đơn của bé có thể thêm nhiều món ăn thô phong phú hơn. Dưới đây là gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng mà cha mẹ có thể tham khảo:

Bữa sángBữa chiều
Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chuaSúp bí đỏ hạt sen + canh gà viên
Cháo thịt bò rau dền + chuối thái látCháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏCháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏSúp khoai tây cá hồi + su su luộc
Cháo bánh mỳ khoai lang + súp cá rau cải + sữa chuaCháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiềnCháo trắng + cá hồi + rau ngót
Cháo thịt đậu bắp + cải bó xôi + bí đỏ + sữa chua dâuMì trứng gà + súp cà chua cá

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng

Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng tuổi:

Bữa sángBữa chiều
Súp gà ngô ngọt + bí xanh luộcCháo đậu hà lan + mè đen
Khoai tây nghiền nấu cùng thịt trắng + chuối thái látCháo cá dăm rong biển + sữa chua
Cháo bánh mì phô mai + su su luộcSúp đậu hũ sữa trứng + dâu tây nghiền
Cháo thịt heo nấm rơm + váng sữaCháo thịt bò khoai tây + cà rốt luộc
Cá hồi luộc xé nhỏ + đu đủ thái miếngSúp bông cải xanh + sữa chua dâu

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng

Bữa sángBữa tối
Súp yến mạchCơm phủ cá dăm chiên trứng + củ quả hấp
Mì trắng nấu thịtCá thịt trắng nấu rau bina và trứng + cải bó xôi thịt gà
Mì udon sốt thịt heoCơm nát + bí đỏ hấp + thịt bò xào
Bí ngô trộn sữa chuaCơm nát + Cá quả xào cà chua + Củ quả luộc
Bánh xèo somenCơm nát + thịt lợn xào + bí ngòi hấp

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng

Bữa sángBữa tối
Cơm nát + trứng chiên nấm rơmCơm nát + su hào xào thịt gà
Cơm nát + canh rau củ thịt gàCơm nát + đậu non hấp + lơ xanh hấp
Cơm nát + phi lê cá tẩm bột chiên xùCháo cải cúc + cua biển sốt bơ
Cơm nắm bông cảiCơm nát + lơ xanh hấp + canh mồng tơi thịt lợn
Cơm nát + rau dền cá bốngCháo gà + tôm hấp + bí đỏ hấp

Tóm lại, một khi quyết định cho bé ăn dặm kiểu Nhật, cha mẹ cần nắm được ưu nhược điểm, các nguyên tắc và lưu ý khi chế biến món ăn cho bé. Đặc biệt, đây là phương pháp “tuân thủ” sở thích của trẻ, vì vậy cha mẹ một mặt tôn trọng sở thích của con, nhưng đồng thời tư vấn chuyên gia dinh dưỡng để có giải pháp tốt nhất giúp con hấp thu dưỡng chất đầy đủ nhất, tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con.

Như đã nói, không có phương pháp ăn dặm nào sai hay đúng hoàn toàn trong mọi trường hợp, quan trọng là phải phù hợp với sức khỏe, điều kiện của từng trẻ và gia đình. Việc kết hợp các phương pháp ăn dặm với nhau một cách khoa học, hiệu quả cũng là một cách các bậc ba mẹ nên tìm hiểu, áp dụng, với sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng.

Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng và Y học Vận động vinaglue.edu.vn quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm là địa chỉ tin cậy, sẽ giúp các bậc phụ huynh giải quyết tất cả những vấn đề về dinh dưỡng, vận động và các bệnh lý liên quan đến dinh dưỡng, vận động cho trẻ em. Tại đây, các chuyên gia sẽ giúp cha mẹ xây dựng thực đơn khoa học theo ngày, tuần, tháng, cách lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn đơn giản, ngon miệng, giữ được tối đa dưỡng chất và hương vị tự nhiên, bổ sung cho phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hoàn hảo.